Phong tục truyền thống trong Tết Nguyên Đán là một trong những hoạt động không thể thiếu trong dịp này. Dù trải qua bao biến động của lịch sử nhưng những phong tục ngày Tết vẫn được lưu giữ từ năm này qua năm khác, từ đời này qua đời khác.
Trong bài viết này, JEJU ORGANIC sẽ tổng hợp 7 phong tục truyền thống trong ngày Tết cổ truyền nổi bật của dân tộc Việt Nam, các bạn cùng theo dõi nhé!
Phong tục truyền thống – Ý nghĩa của ngày Tết Việt Nam
- Là thời điểm con cháu sum họp đoàn viên.
- Tạo nên sự gắn kết giữa người với người, tạo ra những giá trị tinh thần và văn hóa tốt đẹp của người Việt.
- Nhắc nhớ về những mâm cỗ đầy món ăn ngon được chuẩn bị cẩn thận từ bố và mẹ, là nhớ những khay bánh mứt ngọt ngào để nhâm nhi, trò chuyện, tâm sự cùng với nhau, là giây phút hào hứng được mặc lên mình những bộ quần áo mới và đi chúc Tết họ hàng ông bà.
- Đánh dấu sự giao thoa của đất trời, một năm mới với nhiều sự chuyển biến mới, cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa màng bội thu.
6 phong tục truyền thống trong ngày Tết cổ truyền của người Việt
- Phong tục truyền thống – Cúng ông Công, ông Táo
Ngày cúng ông Công, ông Táo là ngày 23 tháng Chạp âm lịch, vào ngày này mọi gia đình Việt sẽ dọn dẹp bếp sạch sẽ, mua cá vàng, quần áo, tiền vàng về cúng để ông Công, ông Táo về trời để báo cáo mọi việc với của gia chủ trong suốt 1 năm qua với Ngọc Hoàng.
Đặc biệt, cá vàng sau khi cúng xong thì sẽ được phóng sinh đem thả ra sông, ra suối.
- Phong tục truyền thống – Gói bánh chưng
Tùy vào điều kiện mỗi gia đình có gia đình gói bánh chưng từ ngày 23 tháng Chạp cũng có gia đình đến ngày 27, 28, 29 Tết mới gói bánh chưng và có bánh chưng ăn Tết vừa là để biếu anh em, họ hàng.
Miền Bắc thường gói bánh chưng còn miền Nam thì gói bánh tét. Dường như nhờ có việc gói bánh chưng, bánh tét mà cái Tết trở nên ấm cúng và ý nghĩa hơn.
- Phong tục truyền thống – Dọn dẹp nhà cửa
Vào dịp giáp Tết gia đình Việt đều có thói quen dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ nhằm dọn bỏ hết đi những điều không may của năm cũ và chuẩn bị đón năm mới với những điều may mắn, tài lộc nhiều hơn.
- Phong tục truyền thống – Đi lễ chùa
Đi lễ chùa là phong tục truyền thống ngày Tết mang ý nghĩa tâm linh của người Việt. Việc đi chùa vào đầu năm không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đến đức Phật, mà còn để cầu chúc những điều tốt đẹp trong năm mới.
Thông thường, người Việt sẽ xuất hành đi chùa ngay sau khi cúng giao thừa xong hoặc trong ngày mùng 1.
- Phong tục truyền thống – Tảo mộ tổ tiên
Tảo mộ là cách để người dân thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với tổ tiên, ông bà của mình. Mọi người sẽ đến nơi chôn cất và dọn dẹp lại phần mộ gia tiên. Đồng thời, con cháu cũng sẽ cúng mời ông bà về cùng đón Tết với gia đình.
- Phong tục truyền thống – Chúc Tết
Trong dịp Tết cổ truyền, khi gặp bất cứ ai thì mọi người cũng sẽ trao cho nhau câu chúc Tết tốt đẹp và ý nghĩa. Không chỉ người trong gia đình mới chúc Tết nhau, mà còn cấp dưới chúc cấp trên, đồng nghiệp chúc đồng nghiệp, học sinh chúc Tết giáo viên…
Những câu chúc Tết hay sẽ khiến cho mối thân tình trở nên thắm thiết hơn, đồng thời có một năm mới thật hân hoan và hạnh phúc.
Phía trên là 7 phong tục truyền thống hầu như Tết nào người Việt cũng đều thực hiện, bên cạnh đó còn rất nhiều phong tục tập quán khác nữa mà JEJU ORGANIC chưa kịp giới thiệu. Theo dõi JEJU nhé! Để biết Tết 2024 chúng ta nên tặng gì cho bạn bè, đồng nghiệp và gia đình nè!
Gợi ý những món quà biếu dịp Tết 2024
Tìm hiểu thêm qua kênh Facbook: Tạp hoá Cô Jin – Hải sản đảo Jeju 미스진 잡화 – 제주도 해산물